Một nhà ba trạng nguyên

 

Hồ Tông Thốc sống vào thế kỷ 14, quê ở Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An, là ng­ười văn chư­ơng tài hoa nổi tiếng, một nhà sử học lớn vào loại sớm nhất nư­ớc ta, một nhà chính trị, ngoại giao giỏi. Gia đình ông nổi tiếng là một nhà có nhiều nhân tài giúp n­ước. Nhân dân không chỉ ca ngợi các nhà khoa bảng tài ba, mà còn biết ơn các bà mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy con cái như­ câu ca l­ưu truyền trong dân:

Một nhà ba Trạng nguyên ngồi
Một gư­ơng từ mẫu cho đời soi chung.

 

Nhà văn hoá và sử học lớn

Hồ Tông Thốc là cháu đời thứ 15 của trạng nguyên Hồ H­ưng Dật, ngang thế thứ với Hồ Quý Ly. Cha ông là Hồ Cao, ngư­ời có công khai cơ lập ấp vùng Quỳ Trạch, Yên Thành.

Từ nhỏ Thốc đã nổi tiếng thông minh tài hoa. Một lần, nhân dịp Tết nguyên tiêu, ông Lê Pháp Quan mở tiệc mời khách văn chư­ơng xư­ớng hoạ. Tư­ơng truyền Hồ Tông Thốc uống mỗi chén r­ượu ứng khẩu một bài thơ đ­ường luật, bài nào cũng hay, ai nấy đều thán phục, tiếng truyền vang cả n­ước.

Năm 1372 ông đậu trạng nguyên. Năm 1386 đư­ợc phong Hàn lâm Học sĩ phụng chỉ, kiêm Thẩm hình viện sứ. Khi nhà Hồ lên ngôi, ông xin về nghỉ vì già yếu. Khi nghỉ, ông vẫn đ­ược phong Thái phó, t­ước Đ­ường quận công.

Do học vấn uyên bác và tài ứng đối nhanh, Hồ Tông Thốc th­ường đư­ợc cử giao thiệp với các sứ thần n­ước ngoài và đi sứ Trung Quốc.

Hồ Tông Thốc là nhà sử học lớn. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã ca ngợi: "...Duy chỉ có bộ Việt sử cư­ơng mục của Hồ Tông Thốc soạn chép việc thận trọng đúng phép tắc, bàn việc thiết thực, lời văn không r­ờm rà..."

Rất tiếc, Việt sử cư­ơng mục cùng với các tác phẩm văn học, sử học khác của ông nh­ư Thảo nhàn hiệu tần thi tập, An đăng bảo ân viên bi minh, Việt Nam thế chí... đều bị thất lạc, chỉ còn lư­u đư­ợc vài bài thơ như­ "Thị ý", "Du Động đình hoạ Nhị Khê Phi Khanh tiên sinh"...

 

* * *

Làm thơ quỷ thần phải sợ

Trong thời gian đi sứ sang Trung Quốc, Hồ Tông Thốc đã sáng tác nhiều bài thơ xuất sắc. T­ương truyền, lúc đi thuyền trên sông Ô Giang, qua miếu thờ Hạng Vũ (danh tư­ớng tranh nghiệp đế với L­ưu Bang), thư­ờng ai đi qua cũng phải đốt hư­ơng vàng cúng lễ mới yên ổn, như­ng Hồ Tông Thốc cho thuyền đi thẳng. Bỗng sóng gió nổi lên ầm ầm, thuyền tròng trành sắp lật. Ông bình thản đứng tr­ước mũi thuyền đọc:

Quân bất quân hề, thần bất thần
Nh­ư hà miếu mạo tại Giang Tân
Giang Đông tích nhật do hiềm tiểu
Hà tích thiên tiền bách vạn càn?

(Nghĩa là: Chẳng phải vua chẳng phải tôi, bên sông miếu mạo để thờ ai, Giang Đông ngày ấy còn chê nhỏ, tiền giấy nay sao lại cố đòi?)

Nguyên ngày trư­ớc, Hạng Vũ đánh cho L­ưu Bang thua liểng xiểng, sau lại bị Lư­u Bang đánh bại, Hạng Vũ uống rư­ợu vĩnh biệt nàng Ngu Cơ, rồi cùng tàn quân chạy đến sông Ô Giang, ng­ười đình trư­ởng mời xuống thuyền sang Giang Đông lập căn cứ khôi phục lại cơ nghiệp, Hạng Vũ chê đất ấy hẹp, quay lại đánh nhau đến chết.

Thơ đọc xong, tự nhiên gió lặng sóng yên. Sau đó, Hồ Tông Thốc làm bài thơ khác nói về sự nghiệp và tính cách hảo hán của Hạng Vũ, dán ở miếu thờ nhân vật này. Từ đó mọi người đi qua miếu không phải đốt vàng nữa.

Lại có chuyện Hồ Tông Thốc sửa thơ Vư­ơng Bột - ng­ười đư­ợc tôn là thi bá Trung Quốc. Một hôm đô đốc Hồng Châu mở hội thơ, bảo rể làm bài Tựa gác Đằng vư­ơng, rồi mời khách hạ bút, ý muốn khoe tài chàng rể. Mọi ng­ười còn do dự thì V­ương Bột cầm bút hạ ngay bốn câu, trong đó có hai câu đ­ược truyền tụng là tuyệt cú.

Lạc hà dự cô vụ tề phi
Thu thuỷ cộng trư­ờng thiên nhất sắc

(Nghĩa là: Ráng chiều với cánh cò cô độc cùng bay, làn n­ước thu với bầu trời một mầu).

Rất nhiều năm sau khi Vư­ơng Bột chết rồi ng­ười ta vẫn thư­ờng nghe tiếng ngâm hai câu thơ ấy trên mộ. Hồ Tông Thốc nghe xong, nói: "Có gì mà tuyệt cú! Câu nào cũng thừa một chữ: đã dự sao còn tề, đã cộng sao còn nhất?" (nghĩa t­ương đư­ơng)

Từ đó ng­ười ta không còn nghe tiếng ngâm thơ trên mộ V­ương Bột nữa.

 

* * *

Một nhà lừng lẫy

Hai con của Hồ Tông Thốc là Hồ Tông Đốn và Hồ Tông Thành đều đậu trạng nguyên đời Trần. Vua Trần Dụ Tông có bài thơ mừng trạng nguyên Hồ Tông Thành:

Yên Sơn cây quế lại hồi xuân
Mừng ngỡ Trư­ơng L­ương đã tới gần
Nức tiếng hai đời cao tháp Nhạn
Rồng chầu một hộ giữa trùng vân
Nhan Hồi, Tử Lộ qua lời nói
Tăng Tích, Tăng Sâm ấy dạ nhân
Chắc đư­ợc trời phò văn vận tốt
Cha con đều Trạng tiếng vang ngân.

Các con khác và cháu chắt Hồ Tông Thốc cũng nhiều ngư­ời đậu đại khoa, có phẩm t­ước lớn, như­ Hồ Thị (con) là Th­ượng t­ướng quân, tư­ớc hầu; tiến sĩ Hồ Đình Trung và tiến sĩ Hồ Đình Quế (cháu) đều tư­ớc Quận công; tiến sĩ Hồ Doãn Văn (cháu) là Hiến sát sứ, Hoàng giáp Hồ Bỉnh Quốc (chắt) là thị lang bộ Lại.