Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thư tư, ngày 15 tháng 05 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

Tài liệu cơ bản về Vương quốc Ma-rốc


BỘ NGOẠI GIAO
Vụ Tây Á - Châu Phi
------

Tài liệu cơ bản về Vương quốc Ma-rốc
(Le Royaume du Maroc)


I) Khái quát:
- Tên nước : Vương quốc Ma-rốc
- Thủ đô : Ra-bát (Rabat)
- Vị trí địa lý : nằm ở Bắc Phi, trên bờ Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, có biên giới chung với các An-giê-ri và Tây Xa-ha-ra.
- Khí hậu: Phía Bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu Địa Trung Hải, mùa đông lạnh và mưa, mùa hè nóng và khô; phía nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và sa mạc.
- Diện tích : 458.730 km2 (nếu tính cả vùng tranh chấp với Cộng hoà A-rập Xa-ra-uy Dân chủ là 710.850km2)
- Dân số : 32,3 triệu (2011).
- Dân tộc: 99% là người A-rập Béc Be,  01% là dân tộc thiểu số khác.
- Tôn giáo: 98% theo đạo  Hồi, 1% theo đạo Thiên chúa.
- Ngôn ngữ: tiếng A-rập là ngôn ngữ chính thức, ngoài ra, tiếng Béc-be và tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi.
- Đơn vị tiền tệ : Dirham (1 USD = 8,4 Dirham)
- Ngày Độc lập : 2/3/1956
- Ngày Quốc khánh : 30/7/1999 (ngày Vua Mohamed VI lên ngôi)
- Vua : Mô-ha-mét VI (Mohammed VI từ 30/7/1999)
- Thủ tướng     : Áp-đen - I-la (Abdel-Ilah Benkiran (11/2011))
- Chủ tịch Quốc hội: Ka-rim Ghê-láp (Karim Ghellab (12/2011))
- Ngoại trưởng : Sát Ê-đin En Ô-ma-ni (Saad-Eddine El Othmani (01/2012)).

II) Lịch sử
- Vương quốc Ma-rốc hình thành vào thế kỷ 11 với một nền thương mại rất phát triển. Ma-rốc có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia châu Âu, Trung cận đông và các nước châu Phi. Từ 1901, thực dân Pháp xâm lược Ma-rốc. Năm 1912, Pháp, Tây ban nha ký Hiệp ước Madrid cùng nhau chiếm đóng Ma-rốc. Cũng năm 1912 với Hiệp ước Fès, Ma-rốc trở thành xứ bảo hộ của Pháp, phía Bắc vẫn do Tây ban nha kiểm soát.
- Trước cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ma-rốc, Pháp phải công nhận độc lập của Ma-rốc (7/4/1955) và Tây ban nha (7/4/1956). Ngày 14/8/1957 Vua Mohamed V lập Vương quốc Ma-rốc. Khi Mohamed V chết, con trai Hassan II lên thay. Sau khi Hassan II chết, con trai là Mohammed VI lên ngôi vua và trị vì từ 7/1999.

III) Chính trị
- Ma-rốc theo chế độ quân chủ lập hiến. Vua là người có quyền lực cao nhất. Theo Hiến pháp sửa đổi ngày 1/7/2011, Vua là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, đứng đầu Hội đồng tối cao về An ninh; đứng đầu Hội đồng bộ trưởng; bổ nhiệm Thủ tướng (là người của đảng giành nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử quốc hội); bầu và bãi miễn nhiệm các bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng; bổ nhiệm các thống đốc, tỉnh trưởng; có quyền giải tán hai viện (Thượng viện và Hạ viện)…
- Thủ tướng đứng đầu Hội đồng chính phủ. Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng các chính sách công, kinh tế, xã hội, các dự luật, chương trình hoạt động…Chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội.
- Quốc hội gồm hai viện (Thượng viện và Hạ viện). Thượng viện có 270 thành viên, được bầu trong số các thành viên Hội đồng vùng và xã với nhiệm kỳ 9 năm, trong đó 1/3 được bầu lại sau 3 năm. Hạ viện có 395 thành viên, được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm.
- Trước các tác động của Mùa xuân A-rập, Ma-rốc tiếp tục giữ vững được ổn định chính trị xã hội nhờ vào các biện pháp cải cách chính trị, kinh tế kịp thời: tổ chức trưng cầu dân ý thông qua Hiến pháp sửa đổi bổ sung (01/7/2011); bầu cử Quốc hội trước thời hạn (25/11/2011)…
IV) Đối ngoại
- Ma-rốc là thành viên của Liên hợp quốc và nhiều Tổ chức quốc tế, khu vực như Khối Maghreb (UMA), Phong trào không liên kết (NAM), Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Nhóm G77, Liên đoàn A-rập (ACL), Tổ chức Hội nghị hồi giáo (OIC)...vv.

V) Kinh tế
- Tài nguyên: trữ lượng phốt phát lớn nhất thế giới 54,5 tỷ tấn, chiếm 3/4 trữ lượng thế giới (đứng thứ 2 thế giới về sản xuất khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu 10 triệu tấn), ngoài ra có sắt, măng gan, chì, thiếc, muối.
- Mặt hàng xuất khẩu chính là: phốt phát và phân bón, hàng dệt may, thực phẩm và đồ uống, khoáng sản. Mặt hàng nhập khẩu chính là: dầu thô, hàng sơ chế, máy và thiết bị, thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng, nhiên liệu.
- Một số bạn hàng chính: Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Bra-xin.
- Cơ cấu kinh tế : Nông nghiệp 16,6%, công nghiệp 32,2%, dịch vụ 51% (2011).
- GDP đạt 101,8 tỷ USD, Tăng trưởng bình quân GDP 4,6%; GDP bình quân đầu người  : 3.120 USD/năm (2011).

VI) Quan hệ với Việt Nam:
a. Quan hệ chính trị, kinh tế
1. Chính trị:
- Ngày lập quan hệ ngoại giao: 27/3/1961. Tháng 3/2006, hai nước đã mở Đại sứ quán và cử Đại sứ thường trú tại thủ đô của nhau.
- Việt Nam và Ma-rốc có quan hệ hữu nghị hợp tác tốt. Hai nước ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
2. Kinh tế:
- Quan hệ kinh tế, thương mại hai nước vẫn còn hạn chế. Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước đạt: 10,7 triệu USD (2006), khoảng 45 triệu (2007), 37 triệu USD (2008), khoảng 31 triệu USD (2009), 50 triệu USD (2010), 76 triệu USD (2011).

b. Trao đổi đoàn:
- Đoàn Việt Nam thăm Ma-rốc: Bộ trưởng Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc (2004), Thủ tướng Phan Văn Khải (11/2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (12/2005), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (7/2009), Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền (12/2009), Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp (3/2011)…

- Đoàn Ma-rốc thăm Việt Nam: Chủ tịch Hạ viện Ma-rốc (3/2003); Bộ trưởng Đặc trách- Đặc phái viên của Vua Ma-rốc (7/2005); Bộ trưởng Đặc trách- Đặc phái viên của Vua Ma-rốc (8/2006); Thủ tướng Ma-rốc Abbas El Fassi (/11/2008); Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác Mohammed Ouzzine vào ta dự Hội thảo Việt Nam- châu Phi lần 2 từ 17-19/8/2010; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác Ma-rốc Latifa Akharbach thăm, tham dự kỳ họp lần thứ 2 UBHH Việt Nam-Ma-rốc, tham vấn chính trị lần ba giữa 2 Bộ Ngoại giao (23-24/5/2011)…  

c. Các Hiệp định và Thoả thuận đã ký:
- Hiệp định thương mại (2001), Hiệp định khung hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật, Nghị định thư hợp tác giữa 2 Bộ Ngoại giao, Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ và đặc biệt, Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp, Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ma-rốc, và Thỏa thuận hợp tác giữa VCCI với Tổng Liên đoàn giới chủ Ma-rốc (2004), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Ma-rốc (2008).

d. Thông tin về Đại sứ quán phụ trách của 2 nước:
1/ Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc:
Ambassade du Vietnam au Maroc
No 27, rue Mezzouda, Souissi,
Rabat, Royaume du Maroc
Tel: 00 212 5 37 65 92 56
Fax: 00 212 5 37 65 92 10
E-mail: vnambassade@yahoo.com.vn

2/ Đại sứ quán Ma-rốc tại Việt Nam:
Số 9, phố Chu Văn An, Hà Nội, Việt Nam
Tel:   37 345586/87
Fax:  37 345589
E-mail: embamaroc-hanoi@vnn.vn


 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer