Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thứ hai, ngày 13 tháng 05 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ LI-BI


      BỘ NGOẠI GIAO
 VỤ TÂY Á CHÂU PHI
            ----o0o----
                            
TÀI LIỆU CƠ BẢN
 VỀ LI-BI
  -------------     


I/ Khái quát:
    - Tên nước: Li-bi (Libya).
    - Thủ đô: Tri-pô-li (Tripoli).
    - Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Phi ; phía Bắc giáp Địa Trung hải, Đông giáp Ai Cập, Đông Nam giáp Xu-đăng, Nam giáp Chad và Ni-giê, Tây giáp An-giê-ri và Tuy-ni-di.
    - Khí hậu: Phía Bắc khí hậu Địa trung hải, mùa đông lạnh, ẩm ướt, nhiệt độ khoảng từ 150C đến 200C. Phía Nam khí hậu sa mạc, mùa hè khô nóng, nhiệt độ lên tới 40oC- 45oC.
    - Diện tích: 1.759.540 km2, chủ yếu là sa mạc nhưng giàu tài nguyên khoáng sản (dầu lửa, quặng sắt, uranium...). Đất canh tác (1%) nằm dọc theo bờ biển và tại 1 số ốc đảo.
    - Dân số: 6,6 triệu người (97% người Béc-be và Ả-rập, 3% người Hy Lạp, Man-ta, I-ta-li-a, Ai Cập, Pa-ki-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Tuy-ni-di).                                                                                                                                      
    - Tôn giáo: Đạo Hồi (dòng Sunni) được coi là Quốc đạo
    - Ngôn ngữ:     Tiếng A-rập là quốc ngữ. Tiếng Anh, tiếng I-ta-lia được sử dụng rộng rãi.
    - Đơn vị tiền tệ: 1USD = 1,6 Libyan Dinars (2011).
    - Quốc khánh: 01/09/1969.
    - Tổng thống: Tạm thời chưa có. Người đứng đầu Nhà nước hiện là Chủ tịch  Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) Mút-ta-pha Áp-đu Gia-lin (Mustafa Abd Al-Jalil) (05/3/2011).
    - Thủ tướng:     Áp-đu Ra-him An Kíp (Abd Al-Rahim Al-Keep) (23/10/2011).
    - Chủ tịch Quốc hội: Tạm thời chưa có.
    - Ngoại trưởng: A-su Bin Khay-An (Ashur Bin Khayal) (22/11/2011).

II/ Lịch sử:
     Khoảng 8.000 năm trước công nguyên đã có những người thuộc bộ tộc Béc-be sinh sống ở vùng ven biển và người Garemente sinh sống ở vùng sa mạc nội địa. Đến thế kỷ thứ 10 trước công nguyên, ở Li-bi có 2 tộc người sinh sống: người Li-bi gốc Địa Trung Hải sống ở ven biển và người da màu gốc Ê-ti-ô-pi-a sống ở nội địa.
     Từ năm 96 trước công nguyên, Li-bi bị La Mã đô hộ. Năm 643, người Arập chinh phục Li-bi và truyền bá đạo Hồi vào khu vực này. Li-bi trở thành một bộ phận của triều đại Abbassid, Bát-đa cho đến thế kỷ 16. Từ 1510, vùng này và cả Bắc Phi nằm dưới sự đô hộ của đế quốc Ốt-tô-man. Năm 1925, I-ta-li-a chiếm Tri-pô-li và đến năm 1931, chiếm toàn bộ Li-bi. Từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đến năm 1951, Anh và Pháp chiếm Li-bi. Ngày 24/12/1951, Li-bi tuyên bố độc lập và thành lập Vương quốc do Vua Idris đứng đầu.
     Ngày 1/9/1969, tổ chức "Những Sĩ quan trẻ" dưới sự lãnh đạo của Đại tá Mua-ma Ca-đa-phi  (lúc đó là Trung úy) làm đảo chính lật đổ chế độ quân chủ và thành lập nước Cộng hoà A-rập Li-bi. Ngày 2/3/1977, Đại tá M. Ca-đa-phi tuyên bố đổi tên nước thành Gia-ma-hi-ri-a A-rập Li-bi Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Vĩ đại.
    Cuối tháng 12/2010, các cuộc biểu tình chống chính phủ đã lan từ một số nước Bắc Phi sang Li-bi. Tháng 3/2011, Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Li-bi (NTC) được thành lập tại thành phố Benghazi nhằm lật đổ chế độ của Nhà lãnh đạo Ca-đa-phi. Sau gần 8 tháng xung đột, được sự hậu thuẫn về mọi mặt, đặc biệt về quân sự của Mỹ và đồng minh, ngày 20/10/2011, NTC chiếm thành phố Sirte và sát hại ông Ca-đa-phi, nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.

III/ Chính trị:
Quốc hội chuyển tiếp dự kiến sẽ được bầu trong tháng 6/2012 với chức năng dự thảo Hiến pháp, xác định thể chế chính trị đất nước trong thời kỳ mới.
Về đối ngoại, NTC chủ trương chính sách đối ngoại mới sẽ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung; tôn trọng luật pháp quốc tế; tham gia vào quan hệ quốc tế một cách có trách nhiệm, mang tính xây dựng và đáng tin cậy.
          
IV/ Kinh tế:
     Trước chiến tranh, nền kinh tế Li-bi dựa chủ yếu vào dầu lửa, trữ lượng khoảng 45 - 50 tỉ thùng, sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày (2010), chiếm 95% thu nhập xuất khẩu và 65% GDP. Ngoài ra, Li-bi đứng thứ 22 thế giới về trữ lượng khí đốt (1,55 nghìn tỉ m3). Các ngành công nghiệp hoá dầu, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng tương đối phát triển. Li-bi rất chú ý phát triển nông nghiệp, đầu tư hơn 10 tỷ đôla Mỹ nhằm tiến tới tự túc về lương thực và để giải quyết vấn đề thuỷ lợi. Li-bi đang cho xây dựng công trình sông nhân tạo dài 4000 km với tổng chi phí khoảng 25 tỷ đôla nhằm bảo đảm tưới cho khoảng 20 vạn héc-ta đất ven biển và cung cấp nước cho các thành phố lớn và đã  hoàn thành giai đoạn 1 với tổng chi phí khoảng 5 tỷ đôla.
- Cơ cấu nền kinh tế (2011): Nông nghiệp: 3,6%; Công nghiệp: 56,7,9%; Dịch vụ 39,7%.
- GDP: 74,23 tỉ USD; GDP bình quân đầu người: 11.200 USD; tỷ lệ tăng trưởng GDP: 4,1% (2010).
- Xuất khẩu (2011): 12,93 tỉ USD (năm 2010 là 41,8 tỉ USD); Mặt hàng xuất khẩu (2010): dầu thô, các sản phẩm lọc hoá dầu, khí gas, hoá chất.  
Các đối tác xuất khẩu chủ yếu: I-ta-li-a (31,6%), Pháp (13%), Trung Quốc (9,2%), Tây-Ban-Nha (9,1%), Đức (8,4%), Mỹ (4,5%)...
- Nhập khẩu (2011): 14,1 tỉ USD (năm 2010 là 24,73 tỉ USD); Mặt hàng nhập khẩu (2010): máy móc, hàng hoá sơ chế, phương tiện vận tải, hàng hoá tiêu dùng.
Các đối tác nhập khẩu chủ yếu: I-ta-li-a (16,3%), Trung Quốc (10,3%), Thổ-Nhĩ-Kỳ (9,7%), Pháp (6,8%), Đức (6,4%), Hàn Quốc (6,2%), Ai Cập (5,7%), Tuy-ni-di (4,8%)...

V/ Quan hệ với Việt Nam:
a. Quan hệ chính trị, kinh tế:

Quan hệ chính trị:
- Hai nước lập quan hệ ngoại giao ngày 15/03/1975. Cuối năm 2007, Li-bi chuyển Đại sứ quán tại Hà Nội thành Văn phòng hợp tác kinh tế, có chức năng giống cơ quan lãnh sự (đối với một số nước khác Li-bi cũng có quyết định tương tự). Ngày 14/9/2011 ta ủng hộ NTC tiếp quản ghế của Li-bi tại ĐHĐ/LHQ.

Quan hệ kinh tế:
- Trước chiến tranh, ta có trên 10.000 lao động tại Li-bi. UBHH giữa hai nước đã họp vòng 11 tại Tripoli (11/2009); kim ngạch thương mại năm 2011 đạt 7,3 triệu USD (ta xuất là chủ yếu).

     b. Trao đổi đoàn:
     - Đoàn bạn thăm ta: Sau khi Nhà lãnh đạo Ca-đa-phi bị lật đổ, ngày 06/10/2011, Đại sứ Li-bi tại Malaysia đã thăm Việt Nam, cảm ơn Việt Nam công nhận và ủng hộ NTC tiếp quản ghế của Li-bi tại LHQ; đề nghị ĐSQ Việt Nam tại Tri-pô-li sớm mở cửa trở lại.
    - Đoàn ta thăm bạn: Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh (tháng 3/2012).

c. Các Hiệp định, thỏa thuận đã ký: Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật (19/02/1976); Hiệp định thương mại (17/10/1983); MOU hợp tác giữa 2 BNG (31/01/2007); Biên bản UBHH lần thứ 11 (11/2009).

d. Thông tin về ĐSQ phụ trách hai nước:

1/ Đại sứ quán Việt Nam tại Li-bi:

- Địa chỉ: Al-Hadba Al-Khdra, P.O.Box: 587, Tripoli – Libya
- Điện thoại: 00-218-21-4901456 / 4904294
- Fax: 00-218-21-4901499

2/ Văn phòng Hợp tác Kinh tế Li-bi tại Việt Nam:

- Địa chỉ: A3 Vạn Phúc, Hà Nội
- Điện thoại: 04-38453379
- Fax: 04-3845497
                             
                               

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer