Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thư tư, ngày 08 tháng 05 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

Tài liệu cơ bản tháng 4/2019


BỘ NGOẠI GIAO

              ---oOo---

 

TÀi liỆu cơ bẢn vỀ CỘNG HÒA MALAWI (MA-LA-UY)

và quan hỆ vỚi ViỆt Nam

I/ Thông tin cơ bản về nước Cộng hoà Malawi

1. Khái quát:

-         Tên nước: Cộng hoà Ma-la-uy (Malawi)

-         Vị trí địa lý: Malawi nằm ở Nam phần châu Phi, Tây giáp Zambia, Đông Nam giáp Mozambique, Đông Bắc giáp Tanzania.

-         Diện tích: 118.484 km2

-         Dân số: 19,2 triệu người (2018)

-         Tôn giáo: Thiên chúa giáo (79,9%), Hồi giáo (12,8%), các đạo khác 3%, không theo tôn giáo nào (4,3%).

-         Thủ đô: Ly-long-uy (Lilongwe)

-         Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Chichewa.

-         Ngày quốc khánh: 06/7/1964

-         Tổng thống: Pi-tơ Mu-tha-ri-ka (Peter Mutharika) ( Từ tháng 05/2014)

 

2.     Chính trị:

a/ Đối nội: Malawi theo chế độ dân chủ đa đảng. Tổng thống là người đứng đầu Chính phủ và chỉ định người vào các vị trí trong nội các.

Các chính đảng lớn:

-         Đảng Tiến bộ Dân chủ của Tổng thống Mutharika,

-         Đảng Liên minh Dân chủ, Đảng Quốc hội Dân chủ, Đảng Dân chủ Malawi, Đảng Diễn đàn vì Thống nhất và Phát triển Malawi…

b/ Đối ngoại: Malawi duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và các đối tác thương mại lớn ở phương Tây. Trước đây, Malawi ủng hộ Nam Phi dưới thời Apartheid, do đó bị nhiều nước châu Phi chỉ trích. Sau khi chế độ này sụp đổ vào năm 1994, Malawi tăng cường triển khai chính sách đối ngoại và hiện đang có quan hệ tốt với cả châu Phi.

   3. Kinh tế: là một trong những nước ổn định (đứng thứ 2 trong khối SADC sau Botswana) và giữ vững tăng trưởng kinh tế, tự túc được lương thực.

 Nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào nông nghiệp với khoảng 85% dân số sống ở khu vực nông  thôn. Nông nghiệp chiếm hơn 1/3 tổng GDP và 90% doanh thu của xuất khẩu. Ngành thuốc lá đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng vì lĩnh vực này chiếm hơn 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, kinh tế Malawi hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn viện trợ kinh tế từ IMF, WB và các quốc gia tài trợ khác. Chính phủ phải đối đầu với các thách thức lớn đó là việc phát triển một nền kinh tế thị trường, cải thiện cơ sở vật chất cho giáo dục, giải quyết vấn đề môi trường, nạn dịch AIDS ngày càng gia tăng và việc làm hài lòng các nhà tài trợ nước ngoài đang ngày càng thắt chặt các nguyên tắc về tài chính.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 4.5% .Tổng sản phẩm quốc nội hơn 22,5 tỷ USD (tinh theo PPP). GDP bình quân đầu người: 1.200 USD.

Nông nghiệp là ngành kinh tế chính thu hút tới 90% lao động nhưng chỉ đóng góp 33,8% GDP. Các sản phẩm nông nghiệp chính của nước này là: thuốc lá, đường, bông, chè, ngô, đường, khoai tây, sắn, lúa miến, đậu, các loại cây lấy củ, chăn nuôi gia súc, nuôi dê. Công nghiệp rất nhỏ bé và chiếm 15,6% GDP. Các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghiệp nhẹ và công nghiệp hàng tiêu dùng

          Năm 2017, Malawi xuất khẩu một luợng hàng hoá trị giá gần 1,5 tỷ USD trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính là thuốc lá (53%), chè, đường, bông, đậu, sản phẩm gỗ, sợi; Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá là 2,4 tỷ USD chủ yếu là lương thực, các sản phẩm dầu mỏ, hàng bán thành phẩm, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải.

4.     Quan hệ với Việt Nam:

 

- Ta và Malawi chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 10/2011, hai bên đã thống nhất dự thảo thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao và hoàn tất thủ tục ủy quyền cho Đại sứ, Trưởng Phái đoàn mỗi nước tại New York ký TC thiết lập QHNG. Tuy nhiên do vấn đề nội bộ, phía Malawi chưa thực hiện được. Đến nay hai nước đang trong quá trình khởi động lại việc TLQHNG.

- Quan hệ kinh tế và thương mại giữa ta và Malawi còn ở mức rất khiêm tốn. Kim ngạch thương mại song phương khoảng 2 triệu USD (2018), ta nhập khoảng 1,2 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu là nguyên phụ liệu thuốc lá và bông.  

Hiện hai nước trao đổi chủ yếu qua kênh Phái đoàn VN tại Liên hợp quốc. Đại sứ quán ta tại Mô-dăm-bích được giao theo dõi Malawi.

Tháng 4/2019

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer