Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thứ sáu, ngày 17 tháng 05 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

TLCB Somalia tháng 3/2020


           BỘ NGOẠI GIAO

                   ---oOo---

 

TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ CỘNG HÒA LIÊN BANG SOMALIA

VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

 

         

I. Khái quát:

          - Tên nước: Cộng hòa Liên bang Somalia (The Federal Republic of Somalia)

          - Thủ đô: Mô-ga-đít-xu (Mogadishu)

- Vị trí địa lý: Somalia nằm ở Đông Phi, giáp với Vịnh Aden và Ấn Độ Dương, phía Đông giáp Ethiopia.

- Diện tích đất liền: 678.000 km2

          - Dân số: 15 triệu người (2018)

          - Tôn giáo: Đạo Hồi là quốc giáo.

          - Ngôn ngữ chính: Ả-rập, tiếng Somalia

- Đơn vị tiền tệ: Somali shilling (1 USD = 578,23 SOS)

          - GDP (2018): 18,7 tỷ USD

          - GDP bình quân đầu người (2018): 498,662 USD 

          - Tăng trưởng GDP (2018): 2,2%

          - Thể chế: Cộng hòa

          - Quốc khánh: 1/7/1960

          - Tổng thống: Mô-ha-mét Áp-đun-la-hi Mô-ha-mét (Mohamed Abdullahi Mohamed, từ 2/2017)

          - Thủ tướng: Hát-xan A-li Khai-rơ (Hassan Ali Khaire, từ tháng 3/2017)

          - Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế: A-mét Ít-xi A-oát (Ahmed Isse Awad, từ tháng 1/2018)

          II. Lịch sử

          Trước thế kỷ 19, Somalia là một quốc gia thống nhất bao gồm Somalia và Djibouti ngày nay. Đầu thế kỷ 19 các cường quốc thực dân Pháp, Ý, Anh chiếm Somalia. Ngày 1/7/1960, sau khi được ý và Anh trao trả độc lập, miền Bắc và miền Nam thống nhất thành Cộng hòa Somalia.

          Tháng 10/1969, Tướng Siad Barre đảo chính và lên làm Tổng thống đổi tên nước thành Cộng hòa dân chủ nhân dân Somalia.

          Tháng 1/1991, phong trào dân tộc Somalia và Mặt trận dân chủ cứu quốc Somalia phối hợp nổi dậy lật đổ chính quyền Siad Barre.

III. Chính trị

Sau khi Tổng thống Siad Barre bị lật đổ (1/1991), Somalia lâm vào tình trạng nội chiến vô chính phủ. Somalia không có chính quyền Trung ương trong vòng 20 năm. Theo tính toàn của LHQ, đến năm 2011, tại Somalia có 20 cơ chế quản lý khu vực. Năm 2000, tại Djibouti diễn ra hội nghị hòa giải Somalia nhằm thành lập chính phủ chuyển tiếp với thời hạn 3 năm để triển khai quá trình hòa giải. Tháng 10/2004, Abdullahi Yusuf Ahmed trở thành lãnh đạo của Chính phủ liên bang chuyển tiếp (chính phủ nhận được sự ủng hộ của Djibouti, Eritrea và các nước Ả-rập) sau cuộc bầu cử diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya do vấn đề an ninh tại Somalia không được đảm bảo.

          Tháng 2/2017, Quốc hội Somalia đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Tổng thống (dự kiến diễn ra vào tháng 8/2016 nhưng bị hoãn lại). Cựu thủ tưởng Mohamed Abdullahi Mohamed được bầu làm Tổng thống mới. Tháng 3/2017, ông Hassan Ali Khaire được bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Hiện nay, Somalia phải đối đầu với thách thức lớn về an ninh khi lực lượng Hồi giao al-Shabaab (có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda) đã thực hiện các cuộc tấn công rộng khắp Somalia nhằm tìm cách lật đổ chính quyền trung ương. Ở khu vực phía Nam, nhóm phiến quân al-Shabaab tiếp tục thực hiện các vụ nổ nhằm vào các thị trấn và các cơ sở an ninh và giao tranh chống lại lực lượng của Liên minh châu Phi AU (AMISOM). Các tay súng Hồi giáo từ Iraq và Yemen hoạt động tại khu tự trị Puntland gây các cuộc tấn công tự sát.

Tình hình Somalia gần đây có nhiều tiến triển về chính trị, Chính phủ Liên bang và các bang thành viên đã nỗ lực tiếp xúc, đối thoại nhằm tìm ra giải pháp chính trị lâu dài, tuy nhiên chưa có bước đột phá trong quan hệ giữa Chính phủ Liên bang với chính quyền bang Jubbaland và Somaliland.

          III. Kinh tế:          

Somalia vẫn duy trì một nền kinh tế chính thức chủ yếu dựa trên các công ty chăn nuôi, viễn thông. Chính phủ Somalia thâm hụt ngân sách trong nước và nợ ngoài nước ước tính 77% GDP năm 2017.

Hoạt động kinh tế ước tính tăng 2,2% trong năm 2018 do tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và viễn thông. Trong những năm gần đây, thành phố Mogadishu đã chứng kiến sự phát triển của các trạm xăng, siêu thị và hãng hang không đầu tiên của thành phố đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thị trường chính của Mogadishu cung cấp nhiều loại hàng hóa từ thực phẩm đến điện tử. Sự tăng trưởng kinh tế vẫn chưa mở rộng ra bên ngoài Mogadishu.

- Somalia đã đáp ứng các yêu cầu giảm nợ theo Sáng kiến nước nghèo mắc nợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhờ thông qua một số luật quan trọng nhắm củng cố khuôn khổ tài chính của Somalia như luật công ty, luật quản lý tài chính công và công bố báo cáo đầu tiên theo Công ước chống tra tấn.

- Tỷ lệ cơ cấu nền kinh tế: nông nghiệp 60,2%; công nghiệp 7,4%; dịch vụ 32,5%

- Các hoạt động kinh tế chính: nông nghiệp và dịch vụ

- Các sản phẩm xuất khẩu chính: chăn nuôi

- Các sản phẩm nhập khẩu chính: thực phẩm, nhiên liệu.

          IV. Quan hệ Việt Nam – Somalia:

          Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ tháng 6/1970. Tháng 4/1970, Somalia công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Hiện nay quan hệ kinh tế giữa hai nước còn kém phát triển, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt hơn 2,3 triệu USD năm 2018.

 

Đầu mối liên hệ:

            Đại sứ quán Việt Nam tại Tan-da-ni-a kiêm nhiệm Somalia

Địa chỉ: Plot 15 Bongoyo Road, Oysterbay, PO box 9724 Dar es Salaam

ĐT: +255 222 664 535

Fax: +255 222 664 537

Email: vnemb.tz@mofa.gov.vn;

            vnemb.taz2009@yahoo.com.vn

Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Somalia tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam

Địa chỉ: số 2  đường San Li Tun , quận Chaoyang , Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

          Bộ phận lãnh sự:

Điện thoại:+86-10-6532-1651

Fax:+86-10-6532-1651

Email: somaliawork@qq.com

          Bộ phận kinh tế/thương mại/đầu tư:

Điện thoại:+86-10-6532-1651

Fax:+86-10-6532-1651

Email: somaliawork@qq.com

 

Tháng 3/2020

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer