Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thứ sáu, ngày 17 tháng 05 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

Tài liệu cơ bản tháng 8 năm 2020


TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ CỘNG HÒA I-RẮC

VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

 

KHÁI QUÁT CHUNG

1. Tên quốc gia: Cộng hòa I-rắc (Republic of Iraq)

2. Thủ đô: Bát-đa (Baghdad)

3. Quốc kỳ:

4. Quốc khánh: Quốc hội chưa quyết định Ngày Quốc khánh (từ 2003).

5. Diện tích: 437.370 km2

6. Dân số: 39,1 triệu (2019)

7. Vị trí địa lý: Nằm ở phía Bắc bán đảo Ả rập. Phía Bắc giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Xy-ri; phía Đông giáp I-ran; phía Nam giáp Ả rập Xê-út và Cô-oét; phía Tây giáp Gioóc-đa-ni. Mùa hè nóng (50-60 độ C); mùa đông lạnh (1-6 độ C), miền Bắc có tuyết rơi.

8. Đơn vị tiền tệ: Dinar. Giá chính thức: 1 USD = 1.182 IQD (2020-IMF)

9. Thu nhập đầu người: 6.017 USD (2020-IMF)

10. Dân tộc: 75 - 80% là người Ả rập; 15 - 20% người Kurd, Assyrian; 5% là người gốc Thổ, I-ran và các dân tộc khác.

11. Tôn giáo: 99% theo Hồi giáo (Shiite 64-69%, Sunnite 29-34%); còn lại là Thiên chúa giáo & tôn giáo khác.

12. Ngôn ngữ: Tiếng Ả rập, tiếng Cuốc (Kurd) là ngôn ngữ chính thức, ngoài ra còn tiếng Thổ, Armenia.

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Chính trị:

- Thể chế Nhà nước: Cộng hòa

- Tổng thống: Tiến sỹ Ba-rơ-ham Sa-li (Dr. Barham Salih, từ 10/2018)

- Thủ tướng: Mút-ta-pha An-Ka-di-mi (Mustafa Al-Kadhimi, từ 5/2020)

- Chủ tịch Quốc hội: Mô-hăm-mét An-han-bu-si (Mohamed Al-Halbusi, từ 9/2018)

- Bộ trưởng Ngoại giao: Phu-át Mô-ham-mét Hu-sên (Fuad Mohammed Hussein, từ 6/2020).

- Đối ngoại: I-rắc là thành viên của Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác.

2. Kinh tế - xã hội:

- GDP: 285,4 tỷ USD (2020-IMF).

          - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 5,3% (2020-IMF).

- Thu nhập bình quân đầu người: 6.017 USD (2020-IMF).

- Các mặt hàng xuất khẩu chính: Dầu thô (99%); các thị trường xuất khẩu chính: Ấn Độ (21,2%), Trung Quốc (20,2%), Mỹ (15,8%)…

- Các mặt hàng nhập khẩu chính: Thực phẩm, thuốc, sản phẩm chế tạo; các thị trường nhập khẩu chính: Thổ Nhĩ Kỳ (27,8%), Trung Quốc (25,7%), Hàn Quốc (4,7%)…

QUAN HỆ VIỆT NAM – I-RẮC

1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 10 tháng 7 năm 1968

2. Khuôn khổ quan hệ: Quan hệ ngoại giao.

3. Những mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:

- Năm 1973, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Bát-đa.

- Năm 1976, I-rắc mở Đại sứ quán tại Hà Nội.

- Năm 1984, Hội Hữu nghị Việt Nam – I-rắc được thành lập.

- Tháng 10/2013, trước tình hình chiến sự căng thẳng leo thang tại I-rắc, Việt Nam tạm thời đóng cửa Đại sứ quán tại I-rắc. Hiện nay, Đại sứ quán Việt Nam tại I-ran kiêm nhiệm I-rắc.

- Tháng 8/2017, trước những khó khăn về kinh tế, tài chính và những hệ lụy của cuộc chiến chống khủng bố, I-rắc tạm thời đóng cửa Đại sứ quán tại Hà Nội. Hiện nay, Đại sứ quán I-rắc tại In-đô-nê-si-a kiêm nhiệm Việt Nam.

- Đoàn Việt Nam thăm I-rắc: Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1979); Chủ tịch HĐNN Võ Chí Công (1989); Phó Thủ tướng Phan Văn Khải (3/1997); Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (6/2000); Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (1/2001); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (3/2002); Đặc phái viên Thủ tướng, Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng (4/2009); BTNN và PTNT Cao Đức Phát thăm và họp Ủy ban hồn hợp lần thứ 18 tại Bát-đa (5/2011)…

- Đoàn  I-rắc thăm Việt Nam: Phó Tổng thống Taha Mouhiddin Ma’arouf (1982); Phó Tổng thống Taha Yasin Ramadan (1995); Phó Thủ tướng M.H. al Zoubeidi (1997); Chủ tịch Quốc hội Sa’adun Hammadi (1998); Phó Tổng thống Taha Yasin Ramadan (1999); Bộ trưởng Thương mại Mohammed Mahdi Saleh (2000); Đoàn Đảng Baath dự Đại hội Đảng ta lần thứ 9 (4/2001); Bộ trưởng Thương mại M.M. Saleh họp UBHH khoá 15 (2001); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao I-rắc Labeed Abbawi (4/2010), Thứ trưởng – Cố vấn BT Tài chính Salman Naser Hussein Al-Mghoter (8/2011)…

4. Quan hệ trên các lĩnh vực cụ thể:

- Về kinh tế:

+ Tới nay, hai nước đã tổ chức được 18 kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – I-rắc. Kỳ họp lần thứ 19 dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2020.

+ Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2019 đạt khoảng 382 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất siêu tuyệt đối. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là sửa và sản phẩm sữa, gạo, hàng hải sản, hạt điều..

- Các lĩnh vực khác: Hai nước có truyền thống hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trong bầu cử tại các cơ quan Liên hợp quốc. I-rắc ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Việt Nam ủng hộ I-rắc vào: Ủy ban Địa vị Phụ nữ (CSW) 2018-2022; Ủy ban Ma túy (CND) 2018-2021;…

 

(Hà Nội, tháng 8/2020)

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer